Hướng dẫn kiểm tra và báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2009-2010
Lượt xem:
Thời gian kiễm tra từ 28/12/2009, cụ thể:
UBND TỈNH ĐĂK LĂK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1107 /SGDĐT-KT&KĐ Buôn Ma Thuột, ngày 27 tháng 11 năm 2009
V/v: Hướng dẫn kiểm tra
và báo cáo sơ kết học kỳ 1
năm học 2009-2010
Kính gửi :
– Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông;
– Giám đốc các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các đơn vị giáo dục có dạy chương trình Giáo dục Thường xuyên;
– Các phòng Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2009-2010 ban hành tại công văn số 843/GD&ĐT-KTKĐ ngày 9/9/2009 của Sở GD&ĐT; Sở hướng dẫn việc kiểm tra và sơ kết học kỳ 1 năm học 2009-2010 như sau:
- Mục đích, yêu cầu:
- Việc kiểm tra đối với bậc trung học nhằm đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình kế hoạch dạy học, trên cơ sở đó khẳng định những việc đã làm tốt để phát huy và khắc phục những thiếu sót chưa làm được.
- Kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian qui định; hạn chế lối học tủ học vẹt ghi nhớ máy móc đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Việc tổ chức kiểm tra học kỳ phải được tiến hành nghiêm túc để đánh giá đúng thực chất công tác tổ chức dạy-học của các đơn vị.
- Các trường Trung học phổ thông (THPT), các trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), các phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các cơ sở giáo dục khác cần nắm vững các hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành để chỉ đạo tốt việc thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị mình. Các đơn vị cần thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra từng môn học theo qui định.
- Tổ chức kiểm tra học kỳ 1:
- Đối với phòng GD&ĐT:
Các phòng GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo việc ôn tập, kiểm tra các môn học, sơ kết HK1 trong địa bàn phụ trách và tổ chức kiểm tra chung cho khối 9 bốn môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Vật lí. Nơi nào có điều kiện có thể ra thêm đề kiểm tra chung một số môn khác của khối 9 và một số môn cho các khối lớp còn lại. Các môn không kiểm tra đề chung, các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học triển khai kiểm tra thống nhất theo kế hoạch chung của trường.
Thời lượng đề kiểm tra theo qui định.
Yêu cầu của đề kiểm tra thực hiện theo văn bản số 848/SGDĐT-GDTrH, ngày 10/9/2009 của Sở GD&ĐT tại mục II/ 1.3 b) về đổi mới kiểm tra, đánh giá. Tổ chức kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng với 3 cấp độ: biết, thông hiểu và vận dụng sáng tạo.
2.Đối với các trường THPT:
Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra học kỳ 1 chung trong toàn tỉnh cho khối 12 gồm các môn sau: Ngữ Văn, Toán, Địa lí, Tiếng Anh hệ 7 năm, Hóa học và Sinh học; môn Tiếng Anh hệ 3 năm, Tiếng Pháp các trường tự ra đề và tổ chức kiểm tra theo lịch chung.
Các môn khác của khối lớp 12 và các khối lớp 10, 11 trường tổ chức ra đề và kiểm tra chung trong đơn vị.
Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Thực hành Cao Nguyên tự ra đề kiểm tra lớp 12 để phù hợp với đối tượng và tổ chức kiểm tra theo lịch chung trong toàn tỉnh.
Thời lượng đề kiểm tra theo qui định theo phân phối chương trình, thời gian kiểm tra các đơn vị bố trí phù hợp. Đối với các môn tập trung của khối 12 theo lịch chung toàn tỉnh. Yêu cầu của đề kiểm tra thực hiện theo văn bản số 848/SGDĐT-GDTrH, ngày 10/9/2009 của Sở GD&ĐT tại mục II/ 1.3 b) về đổi mới kiểm tra, đánh giá.
Hình thức kiểm tra:
+ Khối 12 theo hình thức tự luận các môn: Ngữ văn, Toán, Địa lí và Lịch sử; theo hình thức trắc nghiệm các môn: Hóa học, Vật lí, Ngoại ngữ và Sinh học.
+ Khối 10, 11 và các môn khác của lớp 12 tổ chức kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng với 3 cấp độ: biết, thông hiểu và vận dụng sáng tạo.
Cấu trúc đề kiểm tra của THPT:
– Đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề kiểm tra mỗi môn gồm 2 phần:
+ Phần chung cho tất cả học sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao;
+ Phần riêng cho học sinh học theo từng chương trình: chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao
Đối với các môn kiểm tra mà đề kiểm tra có phần chung và phần riêng, học sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì bài làm cả hai phần riêng đều không được chấm.
– Đối với các môn Ngoại ngữ lớp 12: đề kiểm tra mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả học sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
– Đối với các môn chung, đề kiểm tra chỉ có 1 phần cho tất cả học sinh.
Các đơn vị chỉ thực hiện giảng dạy 1 chương trình (CT Chuẩn hoặc CT Nâng cao) đề kiểm tra của khối 10, 11 không nhất thiết phải có phần chung và phần riêng.
Cấu trúc ra đề kiểm tra tham khảo tài liệu “ Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học năm 2009 của Nguyễn An Ninh (chủ biên); Nhà xuất bản Giáo dục ’’.
3.Đối với các TT GDTX và các cơ sở giáo dục khác:
Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra học kỳ 1 chung trong toàn tỉnh cho khối 12 gồm các môn sau: Ngữ Văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Hóa học và Sinh học.
Các môn khác của khối lớp 12 và các khối lớp 10, 11 các đơn vị tổ chức ra đề và kiểm tra chung.
Thời lượng đề kiểm tra theo qui định, thời gian kiểm tra các đơn vị bố trí phù hợp. Đối với các môn tập trung của khối 12 theo lịch chung toàn tỉnh.
Hình thức kiểm tra:
+ Khối 10, 11 tổ chức kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng với 3 cấp độ: biết, thông hiểu và vận dụng sáng tạo.
+ Khối 12 theo hình thức tự luận các môn: Ngữ văn, Toán, Địa lí và Lịch sử; theo hình thức trắc nghiệm các môn: Hóa học, Vật lí và Sinh học.
Cấu trúc đề kiểm tra của chương trình GDTX:
– Đề kiểm tra mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả học viên, không có phần riêng.
– Cấu trúc ra đề kiểm tra tham khảo tài liệu “ Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học năm 2009 của Nguyễn An Ninh (chủ biên); Nhà xuất bản Giáo dục ’’.
- Văn phòng phẩm trong đợt kiểm tra :
Để tập huấn cho CBQL, giáo viên trong công tác thi và tập dượt cho học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh; phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy thi,… sử dụng theo mẫu thống nhất. Các đơn vị liên hệ với Công ty sách và thiết bị trường học; số 19 đường Trường Chinh, thành phố Buôn Ma Thuột để mua văn phòng phẩm.
- Kế hoạch kiểm tra học kỳ 1 lớp 12 THPT, GDTX:
a/ Công tác tổ chức, chuẩn bị :
Tổ chức mỗi phòng kiểm tra có 24 học sinh hoặc bội số của 4 nhưng không vượt quá 36 học sinh; xếp báo danh theo thứ tự A, B, C . . . trong toàn khối 12 (không phân biệt các ban). Số báo danh gồm 6 chữ sô: 2 chữ số đầu là mã số của các đơn vị do Sở GD&ĐT qui định. Tổ chức nghiệp vụ kiểm tra các môn trắc nghiệm khách quan thực hiện theo tinh thần Công văn số 155/BGDĐT-KT&KĐ ngày 05/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b/ Lịch chung kiểm tra lớp 12 THPT, GDTX:
Ngày kiểm tra | Buổi | Môn | Thời gian làm bài | Giờ phát đề | Gìơ bắt đầu làm bài |
28/12/2009
(Thứ hai) |
Sáng | Ngữ Văn | 90phút | 7g25 | 7g30 |
Hóa học | 45phút | 9g40 | 9g50 | ||
Chiều | Địa lí | 45phút | 13g55 | 14g00 | |
Sinh học | 45phút | 15g20 | 15g30 | ||
29/12/2009
(Thứ ba) |
Sáng | Toán | 90phút | 7g25 | 7g30 |
Tiếng Anh (THPT) | 45phút | 9g40 | 9g50 | ||
Lịch sử
(GDTX) |
45phút | 9g45 | 9g50 |
c/ Nơi nhận đề và thời gian nhận đề :
Nhận đề kiểm tra tại phòng Khảo thí & KĐCLGD Sở Giáo dục và Đào tạo vào buổi sáng ngày 21/12/2009 (thứ hai). Lưu ý khi đi nhận đề kiểm tra phải có Quyết định thành lập Hội đồng in sao và giấy giới thiệu của người nhận bộ đề kiểm tra.
d/ Hướng dẫn, tổ chức, sao in và chấm bài kiểm tra học kỳ 1 :
Đề kiểm tra sẽ đựơc in mỗi môn 1 bản chính (môn tự luận) và các phiên bản chính (môn trắc nghiệm khách quan) để các đơn vị in sao.
Để bảo đảm tính bảo mật của đề kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị ra quyết định thành lập tổ sao in đề kiểm tra do Lãnh đạo đơn vị làm tổ trưởng. Tổ sao in chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính bảo mật của đề, tổ sao in phải làm việc tại cơ quan không đưa đề ra ngoài thuê in, trường hợp đơn vị không thể thực hiện việc in đề thì liên hệ với các trường hoặc các trung tâm đã có máy Copy printer để mượn cơ sở vật chất, các đề thi không sử dụng phải niêm phong cẩn thận, các khâu của việc sao in phải có biên bản (để lưu tại đơn vị).
Cách dồn đề kiểm tra môn trắc nghiệm vào túi phải thực hiện đúng qui trình phát đề tại các phòng thi.
Đáp án chỉ được mở và sao in khi kiểm tra xong môn cuối cùng.
Đây là kỳ kiểm tra qui mô toàn tỉnh do đó các đơn vị phải tuân thủ tuyệt đối quy trình in ấn và lịch thi, thủ trưỏng đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc tổ chức kiểm tra học kỳ 1 của đơn vị mình ở tất cả các khâu (Nhận đề, in sao đề, tổ chức coi, chấm, tổng kết và báo cáo).
Sau khi kiểm tra xong các đơn vị tự bố trí việc chấm thi tập trung theo hướng dẫn chấm.
Trường hợp học sinh không thể tham dự kiểm tra học kỳ theo lịch qui định do ốm đau, tai nạn… thì các trường tự tổ chức kiểm tra bổ sung kịp thời trong thời gian phù hợp để bảo đảm đúng tiến độ sơ kết học kỳ 1. Đề kiểm tra bổ sung các đơn vị tự ra theo thời lượng và mức độ tương đương của đề kiểm tra chung trong toàn tỉnh.
- Đánh giá xếp loại học sinh bậc trung học:
- Đối với các lớp cấp THPT và THCS: Việc đánh giá, xếp loại học sinh thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với GDTX: Việc đánh giá, xếp loại học viên thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 02/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện báo cáo:
1.Các phòng GD&ĐT:
Thống kê số lượng, tỉ lệ % trung bình trở lên của các môn kiểm tra HK1 theo Mẫu1_THCS; Thống kê xếp loại 2 mặt giáo dục THCS học kỳ 1 theo Mẫu2_THCS (tập tin báo cáo Thongke_THCS_0910.xls gởi kèm).
2.Các trường THPT:
Thống kê số lượng, tỉ lệ % trung bình trở lên của các môn kiểm tra HK1 theo Mẫu1_THPT; Thống kê xếp loại 2 mặt giáo dục THPT học kỳ 1 theo Mẫu2_ THPT (tập tin báo cáo Thongke_THPT_0910.xls gởi kèm).
3.Các TT GDTX và các cơ sở giáo dục khác:
Thống kê tỉ lệ % trung bình trở lên của các môn kiểm tra HK1 theo Mẫu_1GDTX); Thống kê xếp loại 2 mặt giáo dục học kỳ 1 theo Mẫu_2GDTX (tập tin báo cáo Thongke_GDTX_0910.xls gởi kèm).
- Gởi dữ liệu:
Các phòng GD&ĐT, các trường THPT, TT GDTX, … gởi tập tin thống kê báo cáo và tất cả các đề kiểm tra, đáp án từ 1 tiết trở lên, học kỳ 1 của đơn vị (trừ các môn kiểm tra chung của lớp 12) về phòng KT&KĐCLGD qua Email_ nộp bộ.
– Lưu ý:
+ Mỗi đề kiểm tra cùng đáp án ghi trong cùng 1 tập tin và ghi rõ tiết số hoặc kiểm tra học kỳ (không lưu đề và đáp án tương ứng trong 2 tập tin khác nhau).
+ Đề kiểm tra lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm, cấu trúc gồm 1 câu dẫn và 4 phương án lựa chọn, trong đó phương án đầu tiên là phương án đúng (không có phương án đúng nhất).
+ Thống nhất Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, bộ gõ Unicode.
+ Cách đặt tên tập tin qui định tại công văn số 872/SGD&ĐT-KT&KĐ ngày 09/10/2007 V/v: ra đề thi, đề kiểm tra đề xuất.
+ Tất cả dữ liệu được nén vào 1 tập tin đặt tên : <tendonvi>.zip hoặc <tendonvi>.rar.
- Thời gian báo cáo:
Báo cáo về phòng Khảo thí và KĐCLGD Sở GD&ĐT trước ngày 10/01/2010.
Nhận được công văn này, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện.
- GIÁM ĐỐC
Nơi nhận: Nguyễn Ngọc Quang
– Như trên để thực hiện; ( đã ký)
– Ban Giám đốc để báo cáo;
– Thanh tra Sở
– Văn phòng Sở
– Phòng GD Trung học để phối hợp;
– Phòng GDTX
– Phòng KHTC
– Lưu: VP; KT&KĐ.
THPT Huỳnh Thúc Kháng