KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 2019-2020

Lượt xem:

Đọc bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …./KHKT-2019

Buôn Hồ, ngày 15 tháng 09 năm 2019

 

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

NAM HỌC 2019-2020

 

  1. Căn cứ thự hiện:

– Căn cứ quy chế tổ chức các kỳ thi

– Căn cứ kế hoạch dạy học các môn học năm học 2019-2020 về việc quy định thời gian và số bài kiểm tra định kì.

– Căn cứ nhiệm vụ năm học 2019-2020

  1. Mục đích, yêu cầu:
  2. Kiểm tra định kỳ nhằm mục đích đánh giá đúng thực chất chất lượng dạy và học của học sinh và giáo viên, qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, giúp học sinh biết kết quả để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập.
  3. Đề kiểm tra phải căn cứ vào “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” trên cơ sởhướng dẫn thực hiện chương trình vàđiều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT của môn học để đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo khách quan, chính xác.
  4. Tổ chức kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thôngtheo hướng đảm bảo mức độ nhận biết, tăng cường mức độ thông hiểu và vận dụng.
  5. Công tác cần thực hiện
  6. Môn tổ chức kiểm tra và quy định bài kiểm tra định kì.

– Tổ chức kiểm tra chung 9 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, GDCD. Các môn Tin học, Công nghệ, Thể dục, Quốc phòng, Nghề phổ thông giáo viên bộ môn tự tổ chức thi theo kế hoạch môn học.

– Hình thức thi :

STT Môn Khối Hình thức thi Thời gian làm bài Ghi chú
1 Ngữ văn 10, 11, 12 Tự luận 90 phút  
2 Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, địa, GDCD 10, 11

12

TN70% + TL30%

Trắc nghiệm 100%

45 phút  
3 Tiếng Anh 10, 11

12

TN + TL

Trắc nghiệm 100%

45 phút Theo đặc thù bộ môn

–     Hình thức tổ chức :

+ Tiết kiểm tra định kì theo phân phối chương trình của khối lớp. Học sinh của lớp được xếp ABC, đánh số báo danh và phòng thi theo khối. Số phòng thi bằng số lớp hoặc tăng thêm số phòng thi  nhưng không quá 35 học sinh/phòng (bộ phận phân công coi thi lưu ý điều động thêm giáo viên tham gia coi thi)

  1. Các quy định thực hiện công tác thi
  2. Đối với học sinh :

– Tích cực ôn tập để đạt kết quả tốt nhất.

– Đến phòng thi đúng thời gian quy định

– Chấp hành nghiêm túc quy định, sự hướng dẫn của cán bộ coi thi

– Chỉ mang vào phòng thi những vật dụng quy định: Giấy nháp, máy tính cầm tay, bút mực, bút chì 4b-6b (môn thi trắc nghiệm). Phiếu trả lời trắc nghiệm phần số báo danh, mã đề thi ghi cẩn thận bằng bút mực, tô bằng bút chì không được sữa (nếu sữa bài làm không được tính)

– Trường hợp nghỉ thi do ốm đau, tai nạn… phải làm đơn và nộp cho bộ phận khảo thí để nhà trường tổ chức thi bổ sung. Theo dõi lịch thi bù để tham gia kì thi bù. Các trường hợp khác xem như bỏ thi giáo viên bộ môn sẽ cho điểm theo quy định.

– Những trường hợp vi phạm quy chế thi. Tùy mức độ xử lí kỉ luật từ cảnh cáo, hủy kết quả bài thi và hạ hạnh kiểm.

  1. Đối với giáo viên bộ môn:

– Thực hiện giảng dạy đúng tiến độ kế hoạch dạy học của bộ môn. Trường hợp chậm chương trình phải có kế hoạch dạy bù kịp thời. Tăng cường ôn tập cho học sinh để đảm bảo chất lượng

– Chịu trách nhiệm tiến độ chương trình, chất lượng bộ môn của lớp giảng dạy.

  1. Đối với giáo viên coi thi:

– Theo dõi lịch phân công điều động coi thi trên email nội bộ hoặc trên bảng tin và đến đúng giờ để nhận nhiệm vụ.

– Thực hiện coi thi đúng quy chế, kí đầy đủ vào phiếu trả lời trắc nghiệm (bài thi tự luận) và giấy nháp của học sinh.

– Thu bài thi của học sinh khi hết giờ làm bài, kiểm đếm, rà soát các sai sót của học sinh đầy đủ trước khi bàn giao bài cho người được phân công nhận bài thi.

– Lập biên bản các trường hợp vi phạm quy chế thi.

  1. Đối với giám sát:

– Thực hiện bao quát các phòng thi được phân công, nhắc nhở cán bộ coi thi, học sinh thực hiện đúng quy chế thi.

– Lập biên bản cán bộ coi thi, học sinh vi phạm quy chế thi.

  1. Đối với tổ chuyên môn

– Xây dựng ma trận đề thi và phổ biến đến tất cả giáo viên

– Tổ chức thẩm định đề thi để điều chỉnh kịp thời những sai sót của đề thi trong quá trình tổ chức thi hoạc đáp án trước khi chấm thi.

– Phát hiện, lập biên bản các trường hợp bất thường nghiêm trọng của đề thi và kiến nghị hướng xữ lí.

  1. Đối với giáo viên được phân công ra đề thi

– Bám sát ma trận đề, đảm bảo thời gian, số câu, các mức độ nhận thức của câu.

– Chịu trách nhiệm độ chính xác về chính tả nội dung câu, độ bảo mật của đề và nộp đề đúng thời gian quy định (chỉ nộp đề, không nộp đáp án).

– Ra hai đề độc lập có mức độ tương đương nhau.

– Chuyển đề thi – đáp án bàn mềm (file) cho bộ phận khảo thí và tổ trường chuyên môn sau thời gian tổ chức thi.

  1. Công tác chuẩn bị thi

– Bộ phận hành chính căn cứ số lượng học sinh môn thi để chuẩn bị đầy đủ giấy A4, giấy thi A3 theo mẫu, giấy niêm phong đề thi… Đảm bảo cho công tác in ấn đề thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, phân phiếu trả lời trắc nghiệm (mỗi bài thi một phiếu), giấy thi của mỗi buổi thi.

– Bộ phận khảo thí phân phòng thi, danh sách thí sinh và công bố tại bảng tin, website để học sinh biết thông tin. Căn cứ số lượng học sinh, môn thi làm đề xuất mua giấy thi. Phân công giáo viên tham gia coi thi đảm bảo số lượng giáo viên tại mỗi phòng thi, giáo viên làm công tác giám sát thi, giáo viên dự phòng để thay thế khi có các trường hợp đột xuất… In ấn đề thi đảm bảo số lượng đề cho mỗi phòng và đề dự bị. Điều hành các buổi thi đúng quy chế; Điều động giáo viên hoặc tự đánh phách (bài tự luận). Bàn giao bài tự luận sau cắt phách cho tổ chấm. Quét bài trắc nghiệm, bàn giao bài, file ảnh cho bộ môn chấm trắc nghiệm (lưu bàn gốc tại máy để đối chiếu khi có phúc khảo…). Tiếp nhận bài phúc khảo của học sinh để thực hiện phúc khảo. Tiếp nhận điểm từ tổ chuyên môn (bàn in có chữ kí của người nhập – chấm và tổ trưởng chuyên môn cùng file mềm) để kết nối lên hệ thống, quản lý phần mềm đúng quy chế. Tổ chức thi lại cho những học sinh vắng thi có lí do hợp lí.

– Bảo vệ nhà trường theo dõi lịch, thưc hiện kiểm tra phòng học, mở và khóa phòng học đúng thời gian đảm bảo lịch thi và bảo vệ cơ sở vật chất.

  1. Công tác trả bài -phúc khảo

– Bài tự luận chấm trực tiếp trên bài làm của học sinh ghi điểm bằng chữ và số trên bài làm giấy thi theo mẫu của Bộ GD và ĐT dùng cho thi quốc gia.

– Bài làm Trăc nghiệm và tự luận: làm trên phiếu tự luận trắc ngiệm được trường thiết kế riêng, Phần trắc nghiệm chấm bằng máy không ghi điểm lên phiếu, phần tự luận ghi điểm trực tiếp lên phiếu

– Bài thi trắc nghiệm làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm chấm bằng máy không ghi điểm lên phiếu.

– Các tổ chuyên môn sau khi chấm bài xong phải trả bài cho học sinh (trả theo phòng thi hoặc theo lớp). Công bố đáp án tự luận và trắc nghiệm để học sinh đối chiếu

– Hướng dẫn học sinh có nhu cầu phúc khảo bài thi thì nộp bài tại phòng khảo thi (ghi rõ nội dung phúc khảo ở lề trên của bài thi và nộp cho khảo thí), thời gian nộp phúc khảo chậm nhất sau 2 ngày kể từ ngày trả bài (sau thời gian này nhà trường không giải quyết).

– Bộ phận khảo thí tập hợp bài phúc khảo, phân công giáo viên chấm phúc khảo, công bố kết quả và điều chỉnh điểm trong phần mềm Smas nếu có thay đổi

Trên đây là kế hoạch chung của nhà trường. Yêu cầu BGH, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch

  DOWNLOAD LỊCH KIỂM TRA TẠI ĐÂY

Nơi nhận:

–   Phó Hiệu trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

–   Các TTCM, GV,HS (để thực hiện);

–   Lưu VP

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Đình Hoàng

 

THPT Huỳnh Thúc Kháng